1. Đặt vấn đề
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia. Một trong những quan điểm quan trọng là cần chủ động, tích cực tham gia là yêu cầu tất yếu khách quan…do vậy, những năm gần đây đã được lãnh đạo các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành; triển khai thực hiện nhiều nội dung thiết thực.[1]
Tuy nhiên, ngoài các cơ hội, chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt cũng như nhiều lĩnh vực khác được đánh giá: “… mức độ chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế-xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức. Những hạn chế nêu trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính. Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hệ thống chính trị và toàn xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước còn hạn chế. (Nguồn: Nghị Quyết số: 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị). Chuyển đổi số cũng là một trong những quan điểm phát triển trong Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Tập trung phát triển một số lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại, nhất là lĩnh vực kinh tế biển để Hải Phòng thực sự đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước; sớm trở thành thành phố có công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế.”.
2. Một số nội dung trọng tâm trong phát triển sản xuất trồng trọt
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế đến năm 2030 thành phô Hải Phòng như sau: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,0%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%. Từ mục tiêu này cho thấy, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và thủy sản chiểm tỷ lệ thấp trong khi phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng luôn cần được sự quan tâm được tiếp cận và hướng tới phát triển sản xuất trên cơ sở phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai; đảm bảo bền vững, định cư lâu dài, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu những thiệt hại tiềm ẩn do thiên tai gây ra. Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phát triển các Vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp quốc gia, cấp thành phố và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ. Sản xuất trồng trọt cần tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất cây trồng trong nhà lưới, sử dụng màng che phủ, hệ thống tưới tự động, tưới thấm; biện pháp thâm canh bền vững; giảm việc sử dụng phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật; sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với chứng nhận truy xuất nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất chuyển đổi mô hình sản xuất hàng hóa lớn. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ du lịch.
Để tổ chức, triển khai thực hiện nội dung trọng tâm nêu trên, cần khẳng định chắc chắn là không thể thiếu vai trò hỗ trợ của chuyển đổi số trong bối cảnh sản xuất trồng trọt có nhiều khó khăn, thách thức: Lao động sản xuất trồng trọt có xu hướng giảm dần; độ tuổi trung bình lao động trồng trọt cao và cân đối về giới (tỷ lệ lao động nữ sản xuất trồng trọt cao; gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường canh tác trồng trọt; đất sản xuất trồng trọt bị thu hẹp; biến đổi khí hậu gia tăng; diễn biến sinh vật gây hại phức tạp….
Trước những khó khăn thách thức nêu trên việc tăng cường triển khai thực hiện nhanh ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển đổi số trong phát triển sản xuất trồng trọt theo chúng tôi hết sức cần thiết, quan trọng; đặc biệt quan trọng trong bối cảnh triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Có thể tiên lượng được, ứng dụng KH&CN cũng như chuyển đổi số sẽ hỗ trợ tích cực cho sản xuất trồng trọt ở một số nội dung sau:
2. Vai trò, ý nghĩa của ứng dụng KHKT và chuyển đổi số đối với phát triển sản xuất trồng trọt
- Tạo nền tảng cho công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành sản xuất; tạo ra cơ sở thông tin, dữ liệu nền giúp cho việc truy suất cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao tiết kiệm rất nhiều thời gian lao động; tăng hiệu quả hoạt động công tác…
- Giúp cho công tác theo dõi diễn biến, tình hình phát triển sản xuất; phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời, an toàn, hiệu quả; tạo được hiệu ứng kết nối trao đổi, chia sẻ kiến thức khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả.
- Thiết lập mốt liên kết giữa các ngành liên quan có tác động trực tiếp ảnh hưởng qua lại lẫn nhau từ đó tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; giảm thiểu tối đa sự chồng sếp đan xen kìm hãm lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện…
- Nâng cao hiệu quả canh tác các loại cây trồng; hiệu suất sử dụng phân bón; năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trong và ngoài nước; nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và thu nhập của người dân; nâng cao trình độ dân trí khi được tiếp cận và sử dụng các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thông minh; kết nối thương mại sản phẩm hàng hóa qua công nghệ số…ngoài ra còn nhiều tác dụng của việc ứng dụng KHCN và chuyển đổi số mà chúng tôi chưa có thời gian tìm hiểu và tiếp cận sâu hơn nữa…
3. Một số giải pháp cần quan tâm
- Ưu tiên phổ biến và tuyên truyền sâu rộng nội dung các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước…trong đó tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong các văn bản của Trung ương, thành phố đến các Sở , ngành, cơ quan…đến các huyện, xã…
- Ưu tiên đầu tư các nguồn lực để triển khai thực hiện trước hết là thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, theo đó đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu (dùng chung, dùng cho từng ngành, chuyên ngành…); song song là cần thiết đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực, trình độ quản lý và sử dụng có hiệu quả, thành thạo trang thiết bị khoa học công nghệ, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số; thực hiện duy trì và phát triển lâu dài các công nghệ và hệ thống dữ liệu phục vụ phát triển sản xuất trồng trọt.
[1] Nghị Quyết số: 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 284/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 09/02/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Truyền thông về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022- 2025; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 12/01/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng năm 2023; Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch 227/KH-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 5/4/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 06/4/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2021-2025.