Gương sáng Phạm Ngọc Đa

Thời gian 01/05/2024 09:56
Phạm Ngọc Đa, sinh 1938, ở thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, một xã có đông đồng bào công giáo, cha là Phạm Ngọc Cư, mẹ là Trần Thị Rọt, bệnh tật đói rét, đã cướp mất bố mẹ của Phạm Ngọc Đa.Lúc đó Đa còn thơ dại, phải sống trong vòng tay yêu thương của người chị ruột Phạm Thị Ếch. Hai chị em côi cút không tìm được việc làm, đã bán ngôi nhà (trị giá tạ thóc) để đưa nhau lên Bắc. Những tưởng nơi ấy có nhiều khoai, sắn để chị em sống qua ngày. Nào ngờ lại dẫn nhau về quê, lại thu gom cành cây làm túp lều ở trên đất cũ. Mấy năm sau, Đa lớn đi ở chăn trâu cho người cùng làng, chị đi làm thuê, cuốc mướn. Nhờ vậy chị em đã qua được nạn đói năm Ất Dậu 1945. Chị gái đến tuổi trưởng thành có người thương yêu, đã đi xây dựng gia đình. Đa có người anh rể tốt bụng, cùng cảnh nghèo khó thương nhau...

Những đóng góp của đồng chí Đặng Kinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Thời gian 30/04/2024 09:54
Trung tướng Đặng Kinh một trong những vị tướng “du kích lừng danh” của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Với tài thao lược và cách đánh du kích mưu trí, dũng cảm, dùng ít thắng nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại một cách tài tình đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Trận tập kích sân bay Cát Bi-Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

Thời gian 29/04/2024 09:50
Ngày 9/11/1953, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng xác định kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 là: Hướng chính là Tây Bắc, kiên quyết tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng Lai Châu và mở rộng căn cứ kháng chiến, uy hiếp Thượng Lào để phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến sau này. Ngày 6/12/1953, Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II) “Phương án tác chiến mùa Xuân năm 1954” và được Bộ Chính trị thông qua phương án và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mật danh “Trần Đình”.

Ý nghĩa lịch sử của chiến công đập tan trận càn Cờ Lốt của thực dân Pháp của Đảng bộ, quân và dân huyện Tiên Lãng

Thời gian 28/04/2024 09:18
Để triển khai kế hoạch Na Va, ngày 28/8/1953, thực dân Pháp huy động 3 binh đoàn cơ động, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn dù, 5 đại đội Com măng đô, 50 xe lội nước, 43 tầu chiến lớn nhỏ và nhiều máy bay mở trận càn Cờ Lốt (Claude) vào huyện Tiên Lãng từ 28/8/195. Âm mưu của chúng là tiêu diệt cơ quan chỉ huy kháng chiến, bộ đội tỉnh Kiến An, xóa khu du kích Tiên Lãng để mở rộng và củng cố "vành đai an toàn" của "khu cố thủ Hải Phòng" của chúng. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy Kiến An, Đảng bộ, quân và dân huyện Tiên Lãng đã đoàn kết một lòng, hợp đồng chặt chẽ, kiên cường đập tan trận càn quét lớn và dài ngày của thực dân Pháp. Ngày 20 tháng 9 năm 1953, thực dân Pháp phải rút quân cơ động khỏi địa bàn huyện Tiên Lãng, chấp nhận thất bại.

Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng - Kiến An đẩy mạnh kháng chiến, góp phần làm phá sản kế hoạch Na Va của thực dân Pháp và phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Thời gian 27/04/2024 09:16
 Trước những thất bại nặng nề trên các mặt trận và mâu thuẫn nội tại không thể giải quyết được giữa tập trung quân cơ động mạnh với phân tán quân để giữ đất, thực dân Pháp, can thiệp Mỹ xây dựng kế hoạch Nava, với nội dung cơ bản gồm 2 bước:

Hải Phòng - Kiến An trong kế hoạch Na Va, âm mưu và thủ đoạn chiến tranh của thực dân Pháp

Thời gian 26/04/2024 08:21
Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Đến năm 1953, quân Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2.000 tỷ Phrăng. Vùng chiếm đóng của quân Pháp và tổ chức chiến đấu trên chiến trường ngày càng thu hẹp. Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế quân Pháp.

Hải Phòng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Thời gian 25/04/2024 13:00
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), sáng ngày 25/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Khoa học Lịch Sử và Câu lạc bộ Trung dũng - Quyết thắng thành phố Hải Phòng tổ chức hội thảo khoa học "Hải Phòng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ". Tham dự Hội thảo có đồng chí Đào Khánh Hà - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Truởng ban Tuyên giáo Thành uỷ, đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và các chiến sĩ Điện Biên.

Đại hội Hội Cầu đường Hải Phòng tổ chức đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029)

Thời gian 21/04/2024 15:00
Ngày 21/4/2024. Hội Cầu đường Hải Phòng tổ chức đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029). Đại hội đã bầu BCH Ban Thường vụ. Về dự đại hội có 69 đại biểu cho các chi Hội trực thuộc. Tới dự chung vui với Hội Cầu đường Hải Phòng còn có các đoàn đại biểu và khách mời: Ông Nguyễn Đức Thọ - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thành phố; Ông Ngô Thịnh Đức – nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ GTVT, Chủ tịch TW Hội; Ông Vũ Duy Tùng – Thành ủy viên – Giám đốc Sở GTVT. Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo TW Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, LHH TP Hải Phòng, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, các PGĐ, Trưởng Phó các Phòng Ban của Sở GTVT. Lãnh đạo Sở, Đảng ủy Sở qua các thời kỳ. Các Hội Cầu đường Hà Nội, Thanh Hóa, Lạng Sơn. Lãnh đạo, các chi hội trực thuộc.

Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với trí thức khoa học và công nghệ thành phố

Thời gian 12/04/2024 13:00
Sáng 12/4, Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với trí thức khoa học và công nghệ thành phố. Các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Hải Phòng; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đồng chủ trì Đối thoại. Tham gia chủ tọa đối thoại có đồng chí Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Lượt truy cập: 408874
Trực tuyến: ...

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HẢI PHÒNG

Trưởng Ban biên tập: ThS. Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng

 Địa chỉ: Số 6-8 Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng

 Điện thoại: 0225.3745.363

 Email: lienhiepkhkt@haiphong.gov.vn