1. Lời mở đầu
Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang trong quá trình cải cách, phát triển và tái cơ cấu, dưới những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình tự do hóa kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính), Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4), vốn đang diễn ra với gia tốc ngày càng cao, có tác động sâu rộng đến kinh tế, xã hội và từng cá nhân; do đó, đang và sẽ tạo ra những cơ hội không dễ năm bắt và và thách thức không dễ giải quyết đối với quản lý nhà nước trong thế kỷ thứ 21, nhất là đối với nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi như Việt Nam.
Bài viết này phân tích, giới thiệu những vấn đề về tác động của CMCN4, cùng với quá trình tự do hóa kinh tế đối với quản lý nhà nước, cung cấp những kinh nghiệm, vấn đề cần giải quyết từ kinh nghiệm của một số nước (Phần 2). Phần này giới thiếu các vấn đề thực tiễn trong QLNN đối với nhận dạng các tác động đối với lao động tay nghề thấp và trung bình, ứng phó với tác động của CMCN.4 (trương hợp Grab và Uber) và Sử dụng thành quả của CMCN 4.0 trong quản lý nhà nước, hành chính công. Phần kế tiếp đánh giá khái lược thực trạng phát triển khoa học - công nghệ và các nền tảng phát triển khác ở Việt Nam và Hải Phòng; qua đó, Phần cuối đưa ra các định hướng chính sách chủ yếu đối với Hải Phòng.
2. Các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước dưới tác động của CMCN 4.0 và tự do hóa thương mại
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4) hiện đang diễn ra với gia tốc ngày càng cao, có tác động sâu rộng đến kinh tế, xã hội và từng cá nhân; do đó, đang và sẽ tạo ra những cơ hội không dễ năm bắt và và thách thức không dễ giải quyết đối với quản lý nhà nước trong thế kỷ thứ 21, nhất là đối với nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi như Việt Nam.
Đến nay, chưa thể đánh giá đầy đủ những thay đổi sẽ diễn ra và khó có ai khẳng dịnh chắc chắn những gì sẽ xảy ra. Ngay cả những nước có nền công nghệ tiên tiến và có những bước tiến dài về phát triển công nghệ đã xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện CMCN 4.0 như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng thừa nhận đang phải đối mặt với nhiều loại hình thách thức nhiều mặt.
Sự phát triển nhanh chóng, khó lường của công nghệ trong bối cảnh mới đặt ra vai trò, nhiệm vụ cao hơn, tinh xảo hơn để xây dựng khung pháp lý đón bắt cơ hội và giảm thiểu tác động tiêu cực. Các lĩnh vực cốt yếu sau Nhà nước cần phải đóng vai trò chủ động, dẫn dắt trong dự báo, chủ động ứng phó hữu hiệu.
2.1. Nhận dạng các tác động đối với lao động tay nghề thấp và trung bình
Hiện nay, có 2 xu thế chủ đạo về tác động của người máy và trí tuệ nhân tạo đối với lao động tay nghề thấp và trung bình. Hầu hết các ý kiên cho rằng, CMCN4, thông qua người máy sẽ đe dọa mất việc làm ở cấp độ khác nhau trên thế giới (Hình 1). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã dự báo 86% lao động trong ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ có nguy cơ mất việc.
Xu hướng phát triển người máy tại các nước phát triển, nhất là những nước ký kết FTA bậc cao với Việt Nam. Tại Liên minh châu Âu, số người máy đã tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2010-2015, rieng giai đoạn 2017-19 dự kiến tăng trung bình 13%/năm. 2/3 nước EU có mức robot/vạn LĐ trên mức trung bình thế giới. Công nghiệp robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đe dọa lao động tay nghề thấp và trung bình tại các nước thu nhập thấp và trung bình kể cả việc DN FDI rút Robot về nước lẫn việc đặt Robot ở tại thị trường đầu tư (để né xuất xứ CO) cũng như né pháp lý điều chỉnh hoạt động người máy (hiện đang soạn thảo).
Tuy nhiên, không nên quá lâu ngại (nhất là trong ngành dệt may) về vấn đề mất việc làm nhanh chóng. Vấn đề cơ bản là giá thành Robot và tính hữu dụng/lĩnh vực hoạt động của Robot so với con người như thê nào. Bên cạnh đó, công việc dịch vụ đòi hỏi đam mê, đòi hỏi tình cảm do đó, trong một số trường hợp, người máy + AI khó có thể làm tốt hơn và rẻ hơn so với con người. Cho đến nay vẫn chưa thực sự ngã ngũ người máy là “vị cứu tinh hay ác quỷ” đối với người lao động, cũng như có nên đánh thuế người máy hay không (EU đã từ chối); cũng chưa xuất hiện làn sóng rút ồ ạt đầu tư nước ngoài về các nước phát triển như một số dự đoán, có thể sẽ có những quyết định riêng lẻ trong tương lai.
Ngoài ra có lập luận cho rằng, việc mất việc còn đã được đặt ra trong các cuộc cách mạng trước song thực tế không quá lo ngại như từng có.
Trong bối cảnh nguy cơ mất việc làm, áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải có chiến lược căn cơ, tâm nhìn dài hạn. Nhà nước phải thuyết phục, tạo điều kiện, khuyến khích người lao động từ thành thị đến nông thôn học tập suốt đời, sẵn sàng học một nghề mới, hợp tác với những cộng sự đến từ nước khác. Hệ thống giáo dục sẽ phải phát triển để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này..Nếu không đạt được đồng thuận xã hội, tạo việc làm mới cho những lao động mất việc vì người máy, xung đột xã hội sẽ khó tránh khỏi như đã diễn ra việc công nhân mất việc tấn công người máy.
2.2. Ứng phó với tác động của CMCN.4: Trường hợp Grab và Uber
UBER và Grab là điển hình của tác động CMCN4 đối với nhiều quốc gia đương đại, đã, đang và sẽ chịu khiếu kiện tại nhièu nước chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý. Nhìn chung, trong khi tại nhiều nước, loại hình dịch vụ này (nhất là UBER) là được phép thì tại nhiều nước khác các hãng này đang bị khiếu kiện, buộc ngững hoạt động, thậm chí ở cùng một nước (ví dụ, Hoa Kỳ, Ấn Độ) (Hình 2).
Bản chất của vấn đề sự lách luật của UBER (giữa công ty công nghệ với dịch vụ vận chuyển), qua đó có thế mạnh cạnh tranh. Điều này vấp phải sự phản đối từ các hãng taxi truyền thống, các cơ quan quản lý Nhà nước do có liên quan tới các vấn đề giấy phép vận tải, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe cho khách hàng và cạnh tranh, giám sát doanh thu, sự bình đẳng kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp,... dẫn đến loại hình này bị hạn chế, cấm ở nhiều nước.
Hình 2: Bản đồ hoạt động toàn cầu của UBER: Được phép và cấm
Đôi khi, UBER bị cấm một số địa phương, thời điểm do những nguyên nhân không liên quan đến kinh tế, ví dụ do cáo buộc hiếp dâm (Ân Độ) hoặc mâu thuần dân sự (ném trứng và bột mỳ, Bỉ), hoặc mâu thuẫn cá nhân các quan chức (Israen).
Ngoài cách thức cấm hoàn toàn động, chính quyền địa phương tại các nước còn sử dụng các công cụ quản lý như cấm khuyến mại (discount) (Đức và Pháp, ví dụ, tại Pháp đối với UberPOP và UberX ), hoặc trì hoãn ban hành văn bản pháp quy chuyên biệt cho UBER (Hàn Quốc), hoặc đơn giản là phản hồi từ các phản ứng quá mạnh từ chính quyền các cấp (ví dụ, Panama City Beach, Florida, Mỹ).
Lưu ý là một số quốc gia cho phép, song các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh (có thể với sự ủng hộ của chính quyền) đã cạnh tranh đủ mạnh và mua lại, hoặc đánh bật Uber (ví dụ, ở Nga (sáp nhập bới công ty Yandex. Taxi (công ty mẹ là công tìm kiếm lớn nhất của Nga) và ở TQ (công ty Didi Chuxing ).
2.3. Sử dụng thành quả của CMCN 4.0 trong quản lý nhà nướchành chính công
Cách hoạch định chính sách truyền thống trong thời đại mới sẽ chịu áp lực thay đổi lớn do sự thay đổi nhanh, ngày càng mang tính phức tạp, đa chiều và xuyên biên giới. Điều này đòi hỏi quản lý nhà nước phải có khung quản lý nhà nước, hoạch định chính sách linh hoạt hơn nhiều.
Chức năng, phương pháp, hình thức hoạt động của nhà nước đã sẽ phải thay đổi theo hướng thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới nhanh chóng thay vì muốn ổn định, kiểm soát xã hội theo những cách thức, tiêu chí đã lỗi thời và thiếu hiệu quả lẫn hiệu lực.
Nhà nước trong bối cảnh mới cần nâng cao chất lượng dự báo kinh tế-xã hội, kết hợp giữa dự báo tiến bộ KH&CN với những quyết định đầu tư kinh tế-xã hội, khắc phục cách quyết định theo “nhóm lợi ích tiêu cực” hay mang tính tùy hứng, quyết định tại chỗ, thiếu căn cứ khoa học và kinh tế-kỹ thuật. Cần có quy chế nghiêm ngặt về chế độ phản biện độc lập, trách nhiệm cá nhân của người phản biện và giám sát, tránh cách làm man tính hình thức.
Những yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước đòi hỏi công cụ làm mới, đó đó ứng dụng ngay chính thành tựu của CMVN4 trong hoạt động hoạch định và thực thi chính sách. Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng những công cụ như big data, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo trong đánh giá chính sách công và giám sát hành chính công. Tiềm năng sử dụng các công cụ này trong phân tích, dự báo là không nhỏ. Hy vọng rằng, CMCN 4 sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo, liêm khiết, sáng suốt, trọng dụng nhân tài và thúc đẩy KH&CN.
2.4. Sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tác động của cách mạng vào phát triển công nghệ trong nước
Đối với những nước có những nền tảng để phát triển công nghệ thấp như Việt Nam, dưới tác động mạnh mẽ của CMVN4, thì việc phát triển các cơ sở ươm tạo/ vươn ươm công nghệ là rất cần thiết và là giải pháp cuối cùng. Lý do là khi các nguồn lực (tài lực, nhân lực) và điều kiện cần cho phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm (các liên kết, thị trường vốn và văn hóa kinh doanh) trong nền kinh tế chưa hình thành đủ mạnh thì không thể phát triển công nghệ thành công, nhất là công nghệ nguồn.
Do đó, việc phát triển các vườn ươm một cách chuyên nghiệp, kiên định với tư duy không định kiến, tính tới điều kiện trong nước, địa phương là cần thiết. Chính cá các vừờn ươm sẽ là nơi kết nối 3 nhà, cập nhật các công nghệ mới, kết nối các nguồn lực, là nơi test hiệu quả hoạch định chính sách và nung nấu tinh thần khởi nghiệp, phát triển thị trường vốn tốt nhất.
3. Thực trạng công nghệ, các nhân tố phát triển công nghệ của Việt Nam và Hải Phòng và một số gợi suy chính sách
3.1. Việt Nam đang ở đâu trong các con sóng cách mạng công nghệ và làng công nghệ thế giới
Nhìn chung, Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng thường bị lạc lối, không dứt được đúng các con sóng cách mạng công nghệ. Do trình độ yếu kém, đi sau nên Việt Nam luôn là người thụ hưởng? hay là “người tiêu dùng vĩ đại” thay vì trở thành một “nhà cung ứng”. Sau khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai trong thời kỳ Pháp thuộc, sang tới thời kỳ thế giới chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp lần thứ ba thì Việt Nam đang trong giai đoạn chiến tranh và không đủ khả năng chuẩn bị để trở thành nhà cung ứng. Vì thế, khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới kinh tế xã hội thì cách mạng công nghiệp lần thứ ba trên thế giới đã đạt tới giai đoạn “trưởng thành”, và chúng ta buộc phải trở thành người tiêu dùng.
Đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, Việt nam có nguy cơ lớn lại lỡ nhịp, nhận con sóng đổ vào đầu thay vì cưỡi sóng (Hình 5).
Hiện dáng dấp của tác động CMCN 4 có thể thấy qua ứng dụng UBER/Grab, cắt CNC, một số cánh tay rô bớt phẩu thuật, một số máy in 3 D nhập khẩu (làm tượng hay hình khối 3 D), may quần áo cá nhân,… và các máy bay không người lái. Thành tựu mà tự Việt Nam phát triển được trong in 3 D (do đại học bách khoa thử nghiệm) là chiếc giày nhưa thô sốvà máy bay không người lái (thụ hưởng nhiều từ chuyển giao công nghệ quân sự của Nga). Lưu ý là khi Dày nhựa là sản phẩm in 3D của ViỆT Nam thì Trung Quốc đã ứng dụng in 3D trong xây dựng nhà, Nga đã chuẩn bị cho ra in 3 D nội tạng (gan, tim).
Trình độ công nghệ thấp là hệ lụy của các yếu tố nền tảng cho phát triển công nghệ yếu kém như nhân lực. Chất lượng vốn nhân lực (HCI) còn thấp và chậm cải thiện. Riêng chất lượng vốn nhân lực từ 24-54 t rất thấp (70/130 nước); tuy nhiên, số từ 15-24 của Việt Nam năm 2016 xếp hạng 31/130 nước được khảo sát. Lao động không tay nghề có tỷ trọng cao tuy đã dần cải thiện.
Một nguyên nhân của trình độ nhân lực, công nghệ thấp là do chất lượng các thể chế hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và cạnh tranh còn yếu kém, không có dấu hiệu cải thiện (Bảng 1). Xuất phát điểm thấp, hệ thống giáo dục kém phát triển là những nguyên nhân cơ bản liên quan trực tiếp tới phát triển công nghệ yếu kém hiện nay.
Ngoài ra, các nhân tố hỗ trợ cạnh tranh và phát triển thị trường công nghệ và sức cạnh tranh quốc gia yếu kém, chậm cải thiện (tuy có nhiều nỗ lực của CP mới gần đây) cũng là các nhân tố chủ yếu, dai dẳng khiến công nghệ và đổi mới công nghệ- đổi mới sáng tạo chậm phát triển.
Đối với Hải Phòng nói riêng:
Hải Phòng là một tỉnh phía Bắc, có Hải cảng quan trọng ở Bắc Trung Bộ. So với các tỉnh khác, trình độ phát triển công nghệ, kinh tế xã hội vào dạng top 10-20, nhìn chung vào dạng trung bình khá. Hệ thống doanh nghiệp công nghệ, công nghiệp chế biến cũng trong vị thế tương tự. Hệ thống đại học, trung học chuyên nghiệp cũng chưa thực sự phát triển.
Công nghệ thông tin Hải Phòng, một nền tảng trọng yếu cho phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ, quản lý nhà nước, cũng phát triển với mức trung bình khá, xếp thứ 13 theo Chỉ số Sẵn sàng về công nghệ thông tin ICT Index (Bảng 2), Các chỉ số khác liên quan đến năng lực ứng dụng CNTT, cung ứng dịch vụ và phát triển kinh doanh cũng vào top 10-20.
Tuy nhiên, Hải phòng có ưu thế nhất định về hạ tầng nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước (xếp thứ 5 toàn quốc).
Các nền tảng khác cho ứng dụng, phát triển công nghệ của Hải Phòng cũng không nổi bật. Hải phòng là 1 trong 10 địa phương có sàn giao dịch công nghệ và thiết bị. Theo Chiến lược phát triển khoa học và Công nghệ của Hải Phòng đến năm 2010, Hải Phòng sẽ thí điểm phát triển hệ thống ươm tạo công nghệ. Tuy nhiên các quy định cụ thể vẫn chưa được xây dựng cụ thể.
3.2. Một số gợi ý chính sách phát triển khoa học-công nghệ đối với Hải Phòng
Sự phát triển khoa học - công nghệ của một quốc gia tùy thuộc vào các yếu tố quan trọng khác, từ hệ thống giáo dục, chính sách ngành, chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia, chính sách phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường vốn và phát triển thị trường và tự do hóa kinh tế. Ngoài ra, yếu tố bản sắc văn hóa, xã hội, và vị trí địa kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đối với một địa phương như Hải Phòng, dư địa tự xây dựng cho mình một hệ thống thể chế phát triển khoa học công nghệ riêng là không nhiều, song không hẳn là không có, thông qua hệ thống khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp. Các dư địa có thể phát triển đó là nâng cấp hệ thống giáo dục trên địa bàn và phát triển hệ thống ươm tạo công nghệ, và hệ thống liên kết doanh nghiệp (thông qua sắp xếp lại hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp).
Đổi mới, nâng cấp hệ thống giáo dục trên địa bàn là một trọng tâm để thu hút, nâng cao chất lượng nhân lực. Vấn đề tự chủ, hệ thống khuyến khích, cải thiện quản lý nội bộ hay mở thêm trường đặc thù,… có thể là những vấn đề đáng quan tâm.
Việc phát triển cac vườn ươm công nghệ cần được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm phát triển của 12 vườn ươm toàn quốc còn tồn tại ngày nay (xem thêm Phụ lục 1) và những thông lệ quốc tế tốt, tính đến điều kiện Việt Nam/Hải Phòng và các tiến bộ công nghệ và xu hướng phát triển. Vấn đề quan trọng không kém là cơ chế quản lý của Thành phố, quản trị vươn ươm, vị trí đặt, chính sách ươm tạo và thu hút các bên có lợi ích liên quan.
Việc phát triển các cụm liên kết ngành (industrial cluster) cần gắn với thực trạng phát triển, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chính sách công nghiệp hỗ trợ và các mạng lưới trong nước, khu vực. Cơ chế chính sách tài chính, thu hút thủ lĩnh để phát triển cũng quan trọng không kém.
Để thực hiện tốt các định hướng trên, đòi hỏi Lãnh đạo Hải Phòng, quyết tâm thực hiện và tầm nhìn có lộ trình quy hoạch, thu hút, tính đến cục diện trong nước và khu vực, thực trạng của các MNC và mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị hiện hành, trong đó tính đến các cơ hội, rào cản từ hình thành Đặc Khu kinh tế Vân Đồn cũng như các nhân tố ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc. Tất nhiên, quyết tâm chính trị cao nhất của Thành phố là xây dựng Chính quyền Thành phố kiến tạo, phát triển trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ./.
Tài liệu tham khảo
Thu Quỳnh (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Ưu tiên cải cách thể chế và đổi mới giáo dục”, Tạp chí Tia Sáng, số ra 04/07/2017
Martina Larkin (2017) “How Can Public Institutions Master the Fourth Industrial Revolution?, Head of Europe and Euroasia, Executive Committee, World Economic Forum.
World Economic Forum (2015), Global Competitiveness Report 2015, Geneva, 2015
Bộ Thông tin Truyền Thông (2017), Vietnam ICT Index 2016, Hà Nội, 2017