Cá trắm đen từ lâu đã được người dân nuôi trồng thủy đưa vào nuôi thương phẩm, nhưng cũng chỉ ở quy nhỏ lẻ, hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ghép cùng cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi... Bên cạnh đó, phương pháp quản lý môi trường ao nuôi còn rất nhiều hạn chế do lượng chất thải, thức ăn dư thừa dẫn đến cá hay mắc bệnh đường ruột, ký sinh trùng, lở loét; tỷ lệ sống của cá còn thấp và khối lượng cá chưa được cao kéo theo năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp. Do vậy cần có nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, mật độ nuôi, thức ăn, quản lý ao nuôi để nâng cao giá trị của cá trắm đen cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ao nuôi.
Hình dạng bên ngoài của cá trắm đen
Nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện đề tài trong 30 tháng với các nội dung chính: Tổng quan tài liệu và những vấn đề lý thuyết có liên quan; xây dựng hoàn thiện quy trình công nghệ, mô hình nuôi thương phẩm cá trắm đen nước lợ bán công nghiệp tại Hải Phòng.
Hội đồng tư vấn phê duyệt thuyết minh đề nghị, Ban chủ nhiệm đề tài, bên cạnh việc tiếp thu toàn bộ ý kiến của các thành viên Hội đồng, cần bổ sung chỉnh sửa các nội dung sau: Các căn cứ pháp lý có liên quan đến đề tài; tính mới của đề tài; phạm vi của mô hình tại xã Lập Lễ huyện Thủy Nghuyên; chỉ ra được bất cập của các quy trình nuôi cá trắm đen trước đó; đưa ra được quy trình hoàn thiện; có kế hoạch tập huấn cho các hộ của Hội nông dân huyện Thủy Nguyên; làm rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; có các đơn vị phối hợp; kết quả của đề tài phải được chuyển giao cho các đơn vị có liên quan.
Sau khi chỉnh sửa theo các ý kiến thống nhất của Hội đồng, thuyết minh đề tài sẽ được gửi về Sở KH&CN thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt triển khai./.
Đức Anh