1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Báo cáo thường niên ngành sản xuất 2020 cung cấp những thông tin hữu ích về tư duy và những ưu tiên đến từ những nhà điều hành nhà máy kỳ cựu ngay trước đại dịch Covid-19. Kết quả cuộc điều tra tháng 12/2019 và tháng 1/2020 cho thấy: 87% nhà sản xuất cho rằng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của công ty trong tương lai (con số này là 76% năm 2019). Tương tự như kết quả trên, 87% cho rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ cải thiện mối quan hệ chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra (inbound and outbound supply chain) (79% năm 2019).
Phần lớn các nhà sản xuất cho rằng công nghệ kỹ thuật số giúp nhân viên trở nên năng suất hơn (91% cho biết) và sẽ là đòn bẩy cho sự sáng tạo (87% cho hay). Điều này cho thấy, hầu hết các nhà sản xuất đã nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số được triển khai ở tất cả các nhà máy. Cụ thể, theo khảo sát của Báo cáo thường niên ngành sản xuất 2020, tình hình công nghệ kỹ thuật số đã được áp dụng và đang được xem xét triển khai như sau: Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp sản xuất: 71% các nhà sản xuất cho biết họ dùng công nghệ kỹ thuật số để thu thập dữ liệu từ các thiết bị; 66% sử dụng điện toán đám mây (cloud computing) và 63% ứng dụng tự động hóa (automation); cứ hai doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp (50%) đã hoặc đang trong quá trình thiết lập chính sách an ninh mạng (cybersecurity).
Những số liệu tưởng rằng khá khả quan này, khi được đảo ngược lại cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại trong bối cảnh nền công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay. Gần một phần ba (29%) số nhà sản xuất nói rằng tầm nhìn dựa trên cơ sở dữ liệu không nằm trong chiến lược ngắn và trung hạn của công ty họ; Hơn một phần ba (37%) không hiểu được giá trị mà tự
động hóa mang lại cho hoạt động của doanh nghiệp; có tới hơn một nửa (52%) không hề có chiến lược an ninh mạng nào. Đây là dấu hiệu đáng quan ngại vào tháng 1/2020, nhất là thời điểm sau đại dịch Covid-19 và hậu Brexit.
Chính phủ của các quốc gia trên toàn thế giới đang chuyển hướng tập trung vào các xưởng sản xuất trong nước nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch Covid 19. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở Anh (cả doanh nghiệp gạo cội và doanh nghiệp mới nổi) đều đã cho ra mắt phát kiến “sản xuất thông minh” hướng đến gia tăng phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Với những quốc gia không nhanh chân ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất, sự mất đi lợi thế cạnh tranh là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các xu hướng được cho là sẽ thống trị trong vài thập kỷ tới đều đại diện cho những cơ hội lớn dành cho các nhà sản xuất – hành động về biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, an ninh lương thực và nước, nền kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, điện khí hóa, chăm sóc sức khỏe, và khám phá không gian.
Mặc dù cơ hội là khá nhiều cho các doanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa các công ty cho các cơ hội này cũng nhiều không kém. Các doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp thể hiện sự kiên cường, năng suất, hiệu quả và sáng tạo. Tuy vậy, một trong những lợi ích của việc đột ngột phải tiếp xúc với các công cụ kỹ thuật số thông qua việc làm việc từ xa và phải làm việc cùng với các đối tác am hiểu công nghệ đã giúp cho những người trước đây vốn bảo thủ trong việc sử dụng công nghệ mới trở nên cởi mở hơn, và dễ chấp nhận những giá trị mà công nghệ mang lại.
Thời điểm sau đại dịch chính là cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường số, khi mà các nền tảng đã sẵn có, và toàn dân đã dần quen với việc mọi hoạt động diễn ra tại nền tảng kỹ thuật số. Vì vậy, các doanh nghiệp cần gấp rút hoạch định lại định hướng phát triển của mình theo đà phát triển của công nghệ kỹ thuật số
2. Thực trạng áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng với điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Để nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các doanh nghiệp cơ khí, chế tạo ô tô ở Hải Phòng, chúng tôi tiến hành khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố. Các câu hỏi khảo sát xoay quanh các nội dung như: sự nhìn nhận đánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành công điện tử, sự đáp ứng của doanh nghiệp về cơ sở vật chất và con người, những khía cạnh đã đạt được của doanh nghiệp…
Bảng 1. Kết quả khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV Hải Phòng hoạt động trong ngành điện tử
Câu hỏi Kết quả khảo sát (trung bình)
1. Đơn vị nhận thức được tầm quan
trọng của kết nối WAN/Internet/đường
truyền dữ liệu chuyên dùng trong việc
tham gia vào chuỗi giá trị 3,7
2. Việc sử dụng kết nối WAN/Internet
của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham
gia vào chuỗi giá trị 3,3
3. Việc sử dụng đường truyền số liệu
chuyên dùng của đơn vị đáp ứng được
yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị 3,3
4. Đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý
hồ sơ điện tử một cửa 1,7
5. Nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống
đường truyền kết nối dữ liệu đáp ứng
được yêu cầu tham gia vào chuỗi giá
trị 2,5
6. Hệ thống an ninh, bảo mật dữ liệu
của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham
gia vào chuỗi giá trị 2,8
7. Đơn vị có cán bộ công nghệ thông
tin chuyên trách 2
8. Trình độ của cán bộ công nghệ
thông tin đáp ứng được yêu cầu thực tế
của doanh nghiệp 2,5
9. Để tham gia vào chuỗi giá trị, cán
bộ phụ trách công nghệ của đơn vị cần
được đào tạo, nâng cao trình độ hơn 3
10. Đơn vị có thường xuyên sử dụng các hình thức kết nối, hội nghị trực tuyến 1,9
11. Chất lượng các cuộc hội nghị trực
tuyến của doanh nghiệp có thể đáp ứng
được yêu cầu của việc tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu 2
12. Đơn vị có trang tin/cổng thông tin
điện tử chính thức 2,1
13. Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cơ
bản về chức năng, tính năng kỹ thuật
theo yêu cầu của việc tham gia chuỗi
giá trị 2,1
14. Hệ thống thông tin điện tử trên các
trang tin/cổng thông tin điện tử chính
thức của đơn vị đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin cho những đối tượng quan
tâm trong chuỗi cung ứng giá trị nắm
bắt 2,1
15. Việc quản lý các thủ tục hành
chính của đơn vị được triển khai thông
qua các ứng dụng công nghệ đáp ứng
được yêu cầu tham gia chuỗi giá trị 2,1
16. Việc quản lý điều hành hoạt động
chuyên môn của đơn vị được triển khai
thông qua các ứng dụng công nghệ đáp
ứng được yêu cầu tham gia chuỗi giá
trị 2,3
Từ kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử ở Hải Phòng đều có sự nhìn nhận, đánh giá chưa cao về vai trò của công nghệ kỹ thuật số trong sự phát triển của ngành nghề. Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay, đều tỏ ra chưa thực sự quan tâm đến phát triển công nghệ nhằm đáp ứng, chuẩn bị cho sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhìn vào chi tiết, các vấn đề tồn đọng vẫn còn khá nhiều. Các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá khá thấp về hệ thống tiếp nhận thông tin, xử lý một cửa của doanh nghiệp mình (chỉ đạt 1,7/5 điểm). Điều quan trọng là, nguồn vốn sử dụng cho khía cạnh ngành chưa thực sự được đánh giá là đủ đáp ứng cho nhu cầu (trung bình 2,5/5 điểm). Dẫn đến sự bảo mật kém của mạng lưới hệ thống, khả năng tấn công của tin tặc ăn cắp dữ liệu… gây ra không ít quan ngại cho các doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh con người, các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng, doanh nghiệp mình chưa đánh giá cao về chuyên viên phụ trách chuyên biệt cho mảng công nghệ. Không những vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách cũng không đáp ứng được hết các yêu cầu của việc xử lý công nghệ trong bối cảnh phát triển như vũ bão của chuỗi giá trị toàn cầu (các doanh nghiệp cho rằng cán bộ phụ trách doanh nghiệp chưa thực sự đạt được khả năng yêu cầu của chuỗi giá trị).
Đại đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều có sử dụng hệ thống mạng lưới công nghệ để tiến hành truyền tải thông tin, tổ chức các cuộc họp, hội nghị. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, chất lượng của những hoạt động này vẫn cần phát triển hơn nữa. Ngược lại việc quản lý các thủ tục hành chính, các hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp lại được đánh giá là đáp ứng khá tốt các điều kiện của chuỗi giá trị mà doanh nghiệp đang tham gia.
3. Thực trạng áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng với điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Để nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các doanh nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng, chúng tôi tiến hành khảo sát 18 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố. Các câu hỏi khảo sát xoay quanh các nội dung như: sự nhìn nhận đánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành công nghiệp đóng tàu, sự đáp ứng của doanh nghiệp về cơ sở vật chất và con người, những khía cạnh đã đạt được của doanh nghiệp…
Bảng 2. Kết quả khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV Hải Phòng hoạt động trong ngành đóng tàu
Câu hỏi Kết quả khảo sát (trung bình)
1. Đơn vị nhận thức được tầm quan
trọng của kết nối WAN/Internet/đường
truyền dữ liệu chuyên dùng trong việc
tham gia vào chuỗi giá trị 3.3
2. Việc sử dụng kết nối WAN/Internet của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị 3.2
3. Việc sử dụng đường truyền số liệu
chuyên dùng của đơn vị đáp ứng được
yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị 3.5
4. Đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý
hồ sơ điện tử một cửa 3.2
5. Nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống
đường truyền kết nối dữ liệu đáp ứng
được yêu cầu tham gia vào chuỗi giá
trị 3.3
6. Hệ thống an ninh, bảo mật dữ liệu
của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham
gia vào chuỗi giá trị 3
7. Đơn vị có cán bộ công nghệ thông
tin chuyên trách 2.3
8. Trình độ của cán bộ công nghệ
thông tin đáp ứng được yêu cầu thực tế
của doanh nghiệp 2
9. Để tham gia vào chuỗi giá trị, cán
bộ phụ trách công nghệ của đơn vị cần
được đào tạo, nâng cao trình độ hơn 2.8
10. Đơn vị có thường xuyên sử dụng
các hình thức kết nối, hội nghị trực
tuyến 2.3
11. Chất lượng các cuộc hội nghị trực
tuyến của doanh nghiệp có thể đáp ứng
được yêu cầu của việc tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu 2.5
12. Đơn vị có trang tin/cổng thông tin
điện tử chính thức 2.3
13. Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cơ
bản về chức năng, tính năng kỹ thuật
theo yêu cầu của việc tham gia chuỗi
giá trị 2.5
14. Hệ thống thông tin điện tử trên các
trang tin/cổng thông tin điện tử chính
thức của đơn vị đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin cho những đối tượng quan
tâm trong chuỗi cung ứng giá trị nắm
bắt 2.8
15. Việc quản lý các thủ tục hành
chính của đơn vị được triển khai thông
qua các ứng dụng công nghệ đáp ứng
được yêu cầu tham gia chuỗi giá trị 3.5
16. Việc quản lý điều hành hoạt động
chuyên môn của đơn vị được triển khai
thông qua các ứng dụng công nghệ đáp
ứng được yêu cầu tham gia chuỗi giá
trị 3.2
Kết quả điều tra thể hiện thực trạng đáng quan ngại về nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu đối với tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số đối với sự phát triển ngành nghề. Chẳng hạn, điểm bình quân của mức nhận thức tầm quan trọng của kết nối WAN/Internet/đường truyền dữ liệu chuyên dùng trong việc tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp chỉ đạt 3.3/5, thể hiện các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số.
Đồng thời khi nhìn vào chi tiết, các vấn đề tồn đọng vẫn còn khá nhiều. Các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá khá thấp về hệ thống tiếp nhận thông tin, xử lý một cửa của doanh nghiệp mình. Điều quan trọng là, nguồn vốn sử dụng cho khía cạnh ngành chưa thực sự được đánh giá là đủ đáp ứng cho nhu cầu. Dẫn đến sự bảo mật kém của mạng lưới hệ thống, khả năng tấn công của tin tặc ăn cắp dữ liệu… gây ra không ít quan ngại cho các doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh con người, các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng, doanh nghiệp mình chưa đánh giá cao về chuyên viên phụ trách chuyên biệt cho mảng công nghệ - khi câu hỏi “Đơn vị có cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách” chỉ nhận được điểm bình quân 2.3/5. Đáng lo ngại hơn, trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách cũng không đáp ứng được hết các yêu cầu của việc xử lý công nghệ trong bối cảnh phát triển như vũ bão của chuỗi giá trị toàn cầu. Mức điểm số đánh giá về trình độ của các cán bộ phụ trách công nghệ thông tin chỉ đạt 2/5.
Đại đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều có sử dụng hệ thống mạng lưới công nghệ để tiến hành truyền tải thông tin, tổ chức các cuộc họp, hội nghị. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, chất lượng của những hoạt động này vẫn cần phát triển hơn nữa. Ngược lại việc quản lý các thủ tục hành chính, các hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp lại được đánh giá là đáp ứng khá tốt các điều kiện của chuỗi giá trị mà doanh nghiệp đang tham gia
4. Thực trạng áp dụng công nghệ số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế tạo ô tô trên địa bàn Hải Phòng với điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Để nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các doanh nghiệp cơ khí, chế tạo ô
tô ở Hải Phòng, chúng tôi tiến hành khảo sát 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố. Các câu hỏi khảo sát xoay quanh các nội dung như: sự nhìn nhận đánh giá của doanh nghiệp về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành công nghiệp ô tô, sự đáp ứng của doanh nghiệp về cơ sở vật chất và con người, những khía cạnh đã đạt được của doanh nghiệp…
Bảng 3. Kết quả khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV Hải Phòng hoạt động trong ngành chế tạo ô tô
Câu hỏi Kết quả khảo sát (trung bình)
1. Đơn vị nhận thức được tầm quan
trọng của kết nối WAN/Internet/đường
truyền dữ liệu chuyên dùng trong việc
tham gia vào chuỗi giá trị 4,5
2. Việc sử dụng kết nối WAN/Internet
của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham
gia vào chuỗi giá trị 4,5
3. Việc sử dụng đường truyền số liệu
chuyên dùng của đơn vị đáp ứng được
yêu cầu tham gia vào chuỗi giá trị 4,4
4. Đơn vị có hệ thống tiếp nhận, xử lý
hồ sơ điện tử một cửa 3,3
5. Nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống
đường truyền kết nối dữ liệu đáp ứng
được yêu cầu tham gia vào chuỗi giá
trị 3,5
6. Hệ thống an ninh, bảo mật dữ liệu
của đơn vị đáp ứng được yêu cầu tham
gia vào chuỗi giá trị 3,5
7. Đơn vị có cán bộ công nghệ thông
tin chuyên trách 2,8
8. Trình độ của cán bộ công nghệ
thông tin đáp ứng được yêu cầu thực tế
của doanh nghiệp 3,3
9. Để tham gia vào chuỗi giá trị, cán
bộ phụ trách công nghệ của đơn vị cần
được đào tạo, nâng cao trình độ hơn 3,7
10. Đơn vị có thường xuyên sử dụng
các hình thức kết nối, hội nghị trực
tuyến 3,3
11. Chất lượng các cuộc hội nghị trực tuyến của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu 3,7
12. Đơn vị có trang tin/cổng thông tin
điện tử chính thức 4
13. Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cơ
bản về chức năng, tính năng kỹ thuật
theo yêu cầu của việc tham gia chuỗi
giá trị 4,1
14. Hệ thống thông tin điện tử trên các
trang tin/cổng thông tin điện tử chính
thức của đơn vị đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin cho những đối tượng quan
tâm trong chuỗi cung ứng giá trị nắm
bắt 4
15. Việc quản lý các thủ tục hành
chính của đơn vị được triển khai thông
qua các ứng dụng công nghệ đáp ứng
được yêu cầu tham gia chuỗi giá trị 4
16. Việc quản lý điều hành hoạt động
chuyên môn của đơn vị được triển khai
thông qua các ứng dụng công nghệ đáp
ứng được yêu cầu tham gia chuỗi giá
trị 4
Từ kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp ô tô ở Hải Phòng đều có sự nhìn nhận cao về vai trò của công nghệ kỹ thuật số trong sự phát triển của ngành nghề. Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay, các doanh nghiệp này đều đáp ứng tốt hệ thống mạng kết nối sử dụng cho quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên khi nhìn vào chi tiết, các vấn đề tồn đọng vẫn còn khá nhiều. Các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá khá thấp về hệ thống tiếp nhận thông tin, xử lý một cửa của doanh nghiệp mình. Điều quan trọng là, nguồn vốn sử dụng cho khía cạnh ngành chưa thực sự được đánh giá là đủ đáp ứng cho nhu cầu. Dẫn đến sự bảo mật kém của mạng lưới hệ thống, khả năng tấn công của tin tặc ăn cắp dữ liệu… gây ra không ít quan ngại cho các doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh con người, các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng, doanh nghiệp mình chưa đánh giá cao về chuyên viên phụ trách chuyên biệt cho mảng công nghệ.
Không những vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách cũng không đáp ứng được hết các yêu cầu của việc xử lý công nghệ trong bối cảnh phát triển như vũ bão của chuỗi giá trị toàn cầu.
Đại đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều có sử dụng hệ thống mạng lưới công nghệ để tiến hành truyền tải thông tin, tổ chức các cuộc họp, hội nghị. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cho rằng, chất lượng của những hoạt động này vẫn cần phát triển hơn nữa. Ngược lại việc quản lý các thủ tục hành chính, các hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp lại được đánh giá là đáp ứng khá tốt các điều kiện của chuỗi giá trị mà doanh nghiệp đang tham gia.
5. Giải pháp nhằm cải thiện việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số của các DNNVV Hải Phòng đáp ứng điều kiện tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong 3 lĩnh vực: chế tạo ô tô, đóng tàu và điện tử
Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các DNVVV tại Hải Phòng nói chung và các DN trong các lĩnh vực chế tạo ô tô, đóng tàu và điện tử nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng áp dụng công nghệ kỹ thuật số tại các doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này:
a. Nhóm giải pháp cho các DNNVV
- Thứ nhất, đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kết nối dữ liệu: kết quả khảo sát chỉ ra, hầu hết các DNNVV tại Hải Phòng chưa đánh giá cao tầm quan trọng của việc kết nối dữ liệu trong hệ thống giá trị toàn cầu. Điều này có thể khá dễ hiểu đối với ngành đóng tàu khi đây là một ngành khá lâu đời và có phần chậm phát triển so với tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên đối với ngành điện tử, điểm số đánh giá cũng chỉ đạt 3,7 thực sự mang đến một cảm giác đáng lo ngại về nhận thức của doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến nghị lãnh đạo các DNNVV Hải Phòng nói chung và cán bộ công nhân viên nói riêng cần nghiên cứu, học hỏi để nâng cao hiểu biết và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mình nhằm thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Thứ hai, đầu tư nâng cấp đường truyền số liệu, kết nối toàn cầu: các DNNVV được lựa chọn khảo sát trong nghiên cứu đánh giá khá thấp về mức độ đáp ứng của DN trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đối với quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (ngành đóng tàu và ngành điện tử chỉ đạt mức tương ứng 3,2 và 3,3). Vấn đề này đặc biệt trở nên đáng lo ngại trong bối cảnh khảo sát tốc độ Internet của Ookla - Speedtest chỉ ra tốc độ Internet bình quân của Việt Nam nằm ở mức khá so với mặt bằng chung thế giới. Điều này cho thấy việc nhận thức và đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV Hải Phòng chưa thực sự đúng mức. Với chi phí kết nối đang ngày càng rẻ đi như hiện nay, chúng tôi khuyến nghị các DN Hải Phòng nên nâng cấp cơ sở công nghệ kỹ thuật đạt được mặt bằng chung của quốc gia và của thế giới.
- Thứ ba, xây dựng bộ phận chuyên trách tại các doanh nghiệp để quản trị công nghệ kỹ thuật số tốt hơn. Đại bộ phận các DNNVV Hải Phòng được khảo sát đều phản hồi đơn vị không có bộ phận chuyên trách cho hạ tầng kỹ thuật số. Cụ thể, điểm số bình quân cho câu hỏi “Đơn vị có cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách” tại các nhóm ngành nghiên cứu chỉ trung bình 2,5 trên 5 điểm. Điều này đến từ hai nguyên nhân: nguồn kinh phí hạn hẹp và nhu cầu khai thác công nghệ kỹ thuật chưa cao. Quá trình hội nhập tham gia vào chuỗi giá trị sẽ phát sinh rất nhiều nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn về lĩnh vực này, do đó nhóm nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các bộ phận chuyên trách về công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV.
- Thứ tư, tập trung nâng cao bảo mật dữ liệu và thông tin. Ngoại trừ nhóm ngành ô tô khảo sát đạt mức điểm 3,5; hai nhóm ngành còn lại chỉ đánh giá mức độ bảo mật an ninh dữ liệu khá thấp. Trước sự phức tạp của các vụ việc tấn công mạng, rò rỉ dữ liệu và những thiệt hại của chúng, các DNNVV Hải Phòng cần đặc biệt lưu tâm trong việc nâng cao các lớp bảo mật dữ liệu. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đối với tất cả các DN khi tham gia vào mạng lưới giá trị toàn cầu. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vấn đề bản quyền, thông tin đang là một vấn nạn nhức nhối của các cơ quan chức năng.
b. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chức năng
- Sở Khoa học Công nghệ:
Yêu cầu các doanh nghiệp công bố thông tin về tình hình áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Từ đó nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực áp dụng công nghệ kỹ thuật số tại các DNNVV. Đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Dần dần coi đây là một trong những báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu giá trị.
Đặt hàng các cơ sở nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm công nghệ kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu kết nối của các DNNVV. Chẳng hạn những phần mềm quản lý chứng từ trong hoạt động logistic, phần mềm quản lý quy trình sản xuất đóng tàu, các phần mềm theo dõi công nợ, quan hệ với đối tác nước ngoài....
- Phối hợp giữa các Sở ban ngành:
Tổ chức các lớp học bồi dưỡng về nhận thức cũng như kiến thức áp dụng công nghệ kỹ thuật số cho các DNNVV tại Hải Phòng. Thông qua các chương trình đào tạo hàng năm, các Sở ban ngành như Sở Khoa học Công nghệ, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Công thương... có thể kết hợp với nhau để tổ chức các chương trình đào tạo có tích hợp kiến thức về công nghệ kỹ thuật số để nâng cao trình độ của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các DNNVV Hải Phòng. Nghiên cứu áp dụng những chuẩn mực đối với cán bộ công nhân viên và đối với cán bộ chuyên trách tại các doanh nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế hoạch số 177/KH-UBND của UBND Thành phố Hải Phòng về việc Phát triển doanh nghiệp công nghệ số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2023.
2. Quyết định số 323/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.