1. Đặt vấn đề
Dòng vốn FDI từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào thành phố Hải Phòng luôn là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thành phố Hải Phòng vốn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, kết nối giao thông vận tải, tình hình kinh tế xã hội, nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực để đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt quan trọng từ các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), xếp hạng 10 địa phương dẫn đầu về thu hút FDI đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của Hải Phòng từ vị trí thứ 6 các năm 2019, 2020 lên vị trí thứ 1 năm 2021, với tổng số vốn đầu tư năm 2021 là 5,262 triệu USD chiếm tỷ trọng 17% vốn đăng ký của cả nước. Nếu xếp hạng các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI vào khu công nghiệp, Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 4 cả nước sau Đồng Nai, Bình Dương và Bắc Ninh.
Trong các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu
tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào Hải Phòng, nghiên cứu của Ko và đồng sự (2022) đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã xác định các yếu tố khả năng kết nối với cảng biển/sân bay, chính sách hỗ trợ của địa phương, sự ổn định và minh bạch của các chính sách này, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cũng như năng lực của công nghiệp phụ trợ. Đối với các tập đoàn đa quốc gia như tập đoàn LG, SamSung và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài … năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp địa phương được nhận diện là một yếu tố có tác động đến kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp Fuzzy_AHP để phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Hải Phòng cũng như vai trò của năng lực gia nhập chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp địa phương, với các khảo sát tập trung cho thành phố Hải Phòng.
2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Hải Phòng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp Hàn Quốc
Tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Srilanka, Pakistan, các nghiên cứu của Kumar (1990), Brahma và Jiranyakul (2001), Khair và đồng sự (2006) và Don (2007) đã xác định các lợi thế cạnh tranh về thu hút FDI là mức độ toàn cầu hóa của nền kinh tế, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của GDP, cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công, tỷ giá hối đoái và vị trí địa lý. Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Meyer và Nguyễn (2005), Hoàng (2006), Lê (2007), Trần (2008), Đinh (2009), Hồ (2010), Phan (2011), Bùi (2011), Hoàng (2013), Lê và Nguyễn (2013), Nguyễn và đồng sự (2013), Trần (2014), Ngô và đồng sự (2017) nhấn mạnh đến thủ tục hành chính, quy mô thị trường, môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công, độ mở của thương mại. Các học giả khác bao gồm Nguyễn (2014), Vũ (2018) xác định các lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh và thành phố là chính sách thu hút đầu tư, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, ổn định xã hội, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ công và kết nối vùng.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan, trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư FDI từ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng như sau:
Bảng 1. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư FDI từ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng
Yếu tố sơ cấp Yếu tố thứ cấp Ghi chú
Các yếu tố
kinh tế
(E) (E1) Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Chất lượng và sự sẵn có của cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp (E2) Nguồn nhân lực Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực địa phương (E3) Năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp địa phương Năng lực của các doanh nghiệp địa phương trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu của nhà đầu tư (E4) Kết nối giao thông với cảng biển, sân bay Sự thuận tiện của kết nối giao thông từ các khu công nghiệp đến cảng biển, sân bay
Các yếu tố
chính trị -
xã hội
(P) (P1) Chính sách thu hút đầu tư FDI của chính quyền địa phương Sự ổn định và ưu đãi của các chính sách thu hút đầu tư FDI của chính quyền địa phương (P2) Thủ tục hành chính Sự minh bạch của thủ tục hành chính và năng lực xử lý thủ tục hành chính của công chức địa phương (P3) Ổn định chính trị xã hội An ninh và trật tự xã hội được đảm bảo
Các yếu tố
tự nhiên
(N) (N1) Tài nguyên thiên nhiên Sự sẵn có và giá trị của tài nguyên thiên nhiên tại địa phương (N2) Quỹ đất dành cho nhà đầu tư nước ngoài Mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư
3. Sử dụng phương pháp Fuzzy-AHP phân tích vai trò của các yếu tố tác động đến sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Hải Phòng
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (Multi-criteria decision making hoặc MCDM) được sử dụng rộng rãi cho việc phân tích, đánh giá, xếp hạng các đối tượng nghiên cứu. Trong lĩnh vực kinh tế, MCDM cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá vai trò của các yếu tố tác động đến quá trình ra quyết định.
Phương pháp Fuzzy-AHP là sự phát triển từ phương pháp AHP truyền thống và lý thuyết tập mờ (Fuzzy logic). Phương pháp mờ đã được khẳng định là phương pháp hiệu quả và phù hợp để giải quyết các đánh giá chủ quan từ các chuyên gia. Áp dụng Fuzzy-AHP đã thành công trong việc tận dụng lợi thế của cả hai phương pháp bằng cách sự dụng một mẫu nhỏ các ý kiến các chuyên gia để đánh giá quyết định của nhóm mà không bị sai lệch (Ma và cộng sự, 2011).
Các bước thực hiện Fuzzy-AHP được trình bày như sau:
Bước 1. Thiết lập ma trận so sánh mờ đôi một từ các ý kiến phản hồi từ chuyên gia.
𝐷̃=[𝑎̃11𝑎̃12⋯𝑎̃1𝑛𝑎̃21𝑎̃22⋯𝑎̃2𝑛⋮⋮⋱⋮𝑎̃𝑛1𝑎̃𝑛2⋯𝑎̃𝑛𝑛] (1)
Bước 2. Xác định giá trị trung bình hình học mờ để đánh giá các yếu tố.
𝑟̃𝑖=(∏𝑎̃𝑖𝑗𝑛𝑗=𝑙)1𝑛, " 𝑖=1,2,3,…,𝑛 (2)
Bước 3. Tính toán trọng số mờ của các yếu tố
𝑊̃𝑖=𝑟̃𝑖×(∑𝑟̃𝑖𝑛𝑖=1)−1 (3)
Bước 4. Giải mờ các trọng số mờ
𝑊𝑖= [(𝑊𝑖𝑢−𝑊𝑖𝑙)+(𝑊𝑖𝑚−𝑊𝑖𝑙)]3+𝑊𝑖𝑙 (4)
Bước 5. Bình thường hóa các trọng số Ni của các yếu tố
𝑁𝑖=𝑊𝑖∑𝑊𝑖𝑖 (5)
Quá trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
Hình 1. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá trọng số của các yếu tố đưa ra trong Bảng 1, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng và các tỉnh/thành phố khác cũng như các nhà quản lý nhà nước và học giả về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng. Phiếu khảo sát được thiết kế để các chuyên gia so sánh đôi một các yếu tố sơ cấp với nhau, và các yếu tố thứ cấp thuộc cùng một nhóm với nhau. Tầm quan trọng của các yếu tố khi so sánh đôi một được minh họa trong bảng sau:
Bảng 2. Cấp độ quan trọng của các yếu tố phục vụ phân tích Fuzzy-AHP
Thang AHP Ý nghĩa Chuyển sang tam giác mờ
1 Quan trọng như nhau (1, 1, 1)
3 Quan trọng hơn khá ít (2, 3, 4)
5 Quan trọng hơn khá nhiều (4, 5, 6)
7 Quan trọng hơn nhiều (6, 7, 8)
9 Quan trọng hơn rất (9, 9, 9)
nhiều
2 Giá trị trung gian (1, 2, 3)
4 (3, 4, 5)
6 (5, 6, 7)
8 (7, 8, 9)
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp như sau:
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân tích Fuzzy-AHP
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đứng ở vị trí thứ nhất là Chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương về thu hút đầu tư FDI, vị trí thứ hai là sự thuận tiện và hiệu quả của kết nối giao thông tới cảng biển, sân bay, vị trí thứ ba là quỹ đất giảnh cho nhà đầu tư nước ngoài. Năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp địa phương xếp ở vị trí thứ 5, sau yếu tố về thủ tục hành chính, và đứng trên cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên địa phương.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã tổng hợp một số nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về yếu tố tác động đến năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia và tỉnh/thành phố, qua đó, đề xuất một bộ các yếu tố sơ cấp và thứ cấp, trước khi tiến hành khảo sát và áp dụng phương pháp Fuzzy-AHP để đánh giá vai trò của các yếu tố này. Khảo sát tập trung cho một trường hợp cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào Hải Phòng. Kết quả cho
thấy, năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp địa phương được đánh giá ở vị trí thứ 5/8 các yếu tố được đưa ra. Kết quả này cho thấy, năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp địa phương được đánh giá có vai trò tương đối quan trọng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Hải Phòng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Editorial board of Vietnam Foreign Investment Annual Reports, 2021, Vietnam Investment Report 2021, Science and Technics Publishing House.
2. Kumar, N. (1990), Multinational Enterprises in India. London: Routledge.
3. Meyer, K. E., and Nguyen, H. V. (2005), Foreign Investment Strategies and Sub-national Institutions in Emerging Markets: Evidence from Vietnam. Journal of Management Studies, Vol. 42 (1), pp. 63-93.
4. Hoang, T. T. (2006), Determinants of Foreign Direct Investment in Vietnam. Working paper, pp. 958-975.
Yếu tố sơ cấp Trọng số của yếu tố sơ cấp Xếp hạng yếu tố sơ cấp Yếu tố thứ cấp Trọng số địa phương Xếp hạng địa phương Trọng số toàn thể Xếp hạng toàn thể
Yếu tố kinh tế
(E) 0.422 1 E1 0.148 4 0.062 6 E2 0.262 2 0.110 3 E3 0.209 3 0.088 5 E4 0.381 1 0.160 2
Yếu tố chính
sách (P) 0.381 2 P1 0.632 1 0.240 1 P2 0.271 2 0.103 4 P3 0.097 3 0.036 8
Yếu tố tự
nhiên (N) 0.197 3 N1 0.237 2 0.046 7 N2 0.763 1 0.150 3
5. Le, T. T. (2007), Does Foreign Direct Investment Have an Impact on the Growth in Labor Productivity of Vietnamese Domestic Firms?. Research Institute of Economy, Trade and Industry (RIETI).
6. Tran, T. Q. (2008), Reforms in FDI policy and the investment climate in Vietnam. Journal of World Trade, Vol. 42 (6), pp. 1179-1202.
7. [13] Dinh, T. T. B. (2009), Investment behaviour by foreign firms in transition economies the case of Vietnam. University of TrenTo.
8. Hồ, N. Q. (2010), Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đại học Kinh tế – Luật.
9. Phan, V. T. (2011), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
10. Bui, T. A. (2011), Determinants of foreign direct investment in Vietnam 1988-2009. University of Greenwich.
11. Hoàng, C. C. (2013), Tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một cách tiếp cận thông qua mô hình Lực hấp dẫn và Phương pháp ước lượng Hausman – Taylor. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 11 (1), tr. 85-96.
12. Lê, T. L. và Nguyễn, T. T. (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp nghiên cứu điển hình tại Đà Nẵng. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 11 (21).
13. Nguyen, T. L. A., Saleh, A., and Vinen, D. (2013), Multinational Corporations (MNCs) Motivations to Invest in the Vietnamese Services
Industry. Finance and Economics Conference, Vol. 5, pp. 5-7.
14. Trần, Đ. T. (2014), Đánh giá thực trạng, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Học viên Nông nghiệp Việt Nam.
15. Ngo, P. H., Dao, V. H., Nguyen, T. H., and Dao, T. T. T. (2017), Improving quality of foreign direct investment attraction in Vietnam. International Journal of Quality Innovation, Vol. 3.
16. Nguyễn, M. T. (2010), Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 5 (40).
17. Nguyễn, X. T. (2013), Thu hút đầu tư vào nền kinh tế địa phương: Kinh nghiệm quốc tế. Kỷ yếu hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Duyên hải miền Trung.
18. Nguyễn, N. A. (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
19. Vũ, V. N. (2018), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Học viện Tài chính.
20. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2021), Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021.